Đồng thuận hay Cam kết trong doanh nghiệp?

Bạn xử lý những quan điểm trái chiều trong quá trình đưa ra quyết định của tập thể/doanh nghiệp như thế nào? 

Disagree & Commit. I first came across the concept of… | by Itamar Goldminz  | Org Hacking | Medium
Bạn muốn đạt được sự đồng thuận tuyệt đối trong công việc. Bạn có nên cân nhắc lại về mong muốn này?

Đã làm doanh nghiệp, nhất là ở vai trò quản lý, bạn khó có thể tránh khỏi việc phải đối mặt với những quyết định quan trọng và thông thường là những quyết định khó khăn và việc đưa ra quyết định phù hợp, thuyết phục cả một tập thể lại là một trong những thử thách lãnh đạo khó nhằn nhất. 

Tình huống đặt ra khá đơn giản: bạn đang phải đối mặt với một lựa chọn giữa rất nhiều giải pháp khác nhau cho một quyết định. Dù muốn hay không, cuối cùng bạn sẽ phải đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề hay định hướng cho tập thể mà bạn đang lãnh đạo. Thế quyết định đó liệu có nhận được sự đồng thuận của mọi người? Hay chắc chắn sẽ tồn tại sự phân vân, đắn đo hay căng thẳng hơn là những nhận định rằng bạn đang đưa ra lựa chọn sai lầm từ các bên liên quan. 

Vấn đề này đặt bạn vào một hoàn cảnh không đơn giản đâu, dự án/doanh nghiệp đang cần thống nhất để giải quyết vấn đề, qua đó tạo động lực để đi lên. Sự tồn tại của những ý nghĩ thiếu thống nhất, hay không đồng tình ấy có thể gây ra rào cản lớn tròng việc thực hiện quyết đinh đã được đưa ra. Lấy một ví dụ thực tế thôi: bạn làm dự án, bao gồm nhóm delivery, nhóm sale và nhóm QC. Hoàn cảnh đặt ra rằng khách hàng muốn một tính năng mới không có trong kế hoạch ban đầu. Theo quy trình thì bạn sẽ không chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, nhóm sales cho rằng đây là một ý tưởng hay và muốn nhận làm nó, một phần để thử thách nhóm của bạn, một phần quan trọng hơn là làm hài lòng khách hàng. Nhóm delivery và QC lại cho rằng họ sẽ không có đủ thời gian để đảm bảo tính khả thi của tính năng này. Hơn nữa ngay cả nội bộ nhóm delivery cũng không thống nhất được cách thức thực hiện tính năng này. Một vài thành viên của nhóm sau những cuộc thảo luận, có dấu hiệu bất mãn và không còn cam kết với công việc đề ra. Bất kì quyết định thế nào, bạn cũng không tránh được mâu thuẫn với các bên liên quan trong dự án. 

Vậy cách nào để giải quyết vấn đề này? Đây là lúc Amazon và Jeff Bezos đưa ra một use case tuyệt vời để bạn tham khảo 

Toxic Mindset - Kailangan Mong Tiisin Kahit Masakit -... | Facebook
Tư duy độc hại có thể gây ra rào cản lớn khiến doanh nghiệp – tổ chức của bạn khó cất cánh

Tư duy độc hại trong công việc

Tư duy độc hại có thể được định nghĩa bằng thái độ bất hợp tác, mặc dù thái độ này phần nào là cách để mỗi người thể hiện quan điểm, góc nhìn của mình. Tuy nhiên, đứng trước cách tư duy này, Jeff Bezos đã chia sẻ một thủ thuật để vượt qua nó thông qua lá thư thường niên gửi cổ đông được phát hành vào ngày 17/04/2017. Trong đó, Bezos coi trọng việc đưa ra quyết định nhanh chóng, ngay cả khi bạn không có đủ thông tin và ngưỡng ông đặt ra là 70% lượng thông tin cần thiết. Điều này không hề đơn giản, nó đặt bạn với vai trò lãnh đạo vào một hoàn cảnh khó khăn khi không có được một bức tranh toàn cảnh và như nêu trên, bạn sẽ không thể đạt được sự thống nhất cần thiết để triển khai quyết định đưa ra. 

Để vượt qua nó, thủ thuật sau đây là cách mà Bezos sử dụng để làm an lòng những người có tư duy độc hại trong tập thể (một điều không thể tránh khỏi) 

Disagree and commit to ship things faster -
Không đồng tình và cam kết thực hiện là giải pháp.

Không đồng ý và cam kết thực hiện

Tiêu đề nêu trên có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong hoàn cảnh bạn không tìm được một sự đồng thuận với quyết định của mình. Việc chia sẻ thật lòng với câu nói: 

Tôi biết chúng ta không đồng ý về điều này, nhưng bạn thử đánh cược cùng tôi 1 lần được không? Bạn không đồng ý và cam kết thực hiện nó?

Tại thời điểm này, cả chính bạn cũng không biết được câu trả lời chắc chắn là gì, và việc thừa nhận sự thật này có thể giúp bạn nhận được cái gật đầu cam kết thực hiện quyết định đưa ra. Đây là một lời khuyên không dừng lại cho chủ doanh nghiệp mà còn cho chính bạn với vai trò là người lãnh đạo. 

Hãy thử giải nghĩa cụm từ này ở khía cạnh tâm lý để hiểu được tại sao nó hiệu quả:

1. “Không đồng ý…”

Đầu tiên, bạn nghĩ thế nào về việc tìm kiếm sự đồng thuận trong quá trình đưa ra quyết định tại doanh nghiệp? Điều đó có khả thi không? Sự thật thì không: mục tiêu của việc đưa ra quyết định không phải là thuyết phục tất cả mọi người, mà đánh giá thông tin, con số và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Trong quá trình này, dù tài năng thế nào bạn sẽ gặp phải sai sót. Việc “không đồng ý” là cách bạn cho mỗi người trong tập thể quyền được lựa chọn, và cũng là cách để bạn ghi nhận lại ý kiến trái chiều của họ để tự nhìn nhận lại sau này. 

2 “và … “

Đây chỉ đơn thuần là một từ nối, nhưng nó không được dùng để “đồng ý và không đồng ý”, theo sau đó là hành động quan trọng nhất. 

3. “… Cam kết”

Mục tiêu của hành động này không phải là thoả thuận, thoả hiệp, mà là hành động để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, mục tiêu ở đây không phải là sự đồng thuận mà là nỗ lực và cam kết đặt mục tiêu của tập thể lên trên, cho dù cách thực hiện khác với cách mà nhiều thành viên suy nghĩ. Việc đưa ra một cam kết như thế này giúp loại bỏ tư duy độc hại, là nguyên nhất cốt lõi của mọi vấn đề nêu lên trong bài. Cam kết thay vì đồng thuận, đó là một công cụ mạnh mẽ mà bạn có thể cân nhắc áp dụng, trước tiên là cho tập thể dự án, sau đó có thể là doanh nghiệp của cả chính bạn.

Nguồn: Inc