Dạy trẻ kĩ năng quản lý thời gian

Sẽ không bao giờ là quá muộn, nhưng bạn nên cân nhắc dạy trẻ kĩ năng quản lý thời gian càng sớm càng tốt.

Don't Procrastinate: Teach Your Kids Time Management Skills
Chơi cùng trẻ, dạy trẻ quản lý thời gian là việc cần làm. Nguồn: Getty

Hầu hết ai làm ba mẹ cũng đều muốn những điều tốt nhất cho con và mong com sớm hình thành những thói quen cần thiết như ăn uống, vệ sinh đúng cách, học tập và làm việc chăm chỉ hay quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, một trong những kĩ năng quan trọng nhất, nhưng lại thường bị bỏ qua, là kĩ năng quản lý thời gian. 

Tại sao việc này lại quan trọng? Một nghiên cứu tại đại học Pennsylvania đã chỉ ra rằng kỉ luật bản thân – vốn là nền tảng vững chắc của việc quản lý thời gian – là một yếu tố dự đoán tốt hơn về kết quả học tập của con bạn khi chúng bước vào độ tuổi thanh thiếu niên. IQ có thể quan trọng, nhưng kỉ luật, mindset đóng vai trò quan trong hơn rất nhiều. 

Vậy làm thế nào để dạy con bạn kĩ năng cơ bản này. Bài viết này sẽ chỉ ra một vài cách để hình thành thói quen đó và duy trì suốt cuộc đời. 

Dạy trẻ càng sớm càng tốt

Thật sự thì không bao giờ là quá trễ để học một kĩ năng nhất định nào đó, nhất là kĩ năng quản lý thời gian. Trên thực tế thì đây là một kĩ năng có thể học được, và bạn thậm chí có thể rèn luyện và cải thiện dần. Tuy nhiên, rất nhiều người lại có xu hướng trì hoãn việc này và để tới lúc trưởng thành, khi đã có rất nhiều thói quen xấu gắn vào cuộc đời của bạn, thì việc cải thiện kĩ năng nay sẽ trở nên khó khăn rất nhiệu. 

The sooner the better #2 Canvas Print by martambrosetti | Society6
Việc giới thiệu kĩ năng này càng sớm càng tốt là điều nên làm

Vì thế, bạn có thể cân nhắc việc dạy kĩ năng này cho trẻ khi trẻ bắt đầu biết đi. Những hoạt động đơn giản như chơi trong một khoảng thời gian xác định, đánh răng hay cất đồ chơi của chúng sẽ giúp trẻ dần có nhận thức về vấn đề này. 

Thiết lập thói quen và cam kết thực hiện chúng

Lịch trình hằng ngày với một cấu trúc rõ ràng có tác dụng trong việc định hướng thế giới quan của trẻ. Mặc dù việc này có thể khá mệt mỏi với người lớn nhưng việc lặp đi lặp lại việc lên lịch trình sẽ hình thành thói quen tốt và điều này sẽ giúp trẻ phát triển mạnh mẽ dựa trên sự lặp lại và thói quen này. Trên thực tế, từ những ngày đầu tiên mới chào đời, lịch sinh hoạt của trẻ đã có điều kiện để được hình thành, nhất là khi trẻ cần một thời gian biểu ăn uống, ngủ nghỉ đều đặn thậm chí là các thói quen cần thiết dẫn tới các hoạt động đó. 

What is a Habit? - Practical Psychology
Bạn có nên chăng giao hạt giống thói quen và cam kết nuôi dưỡng nó cho trẻ?

Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, việc thiết lập và duy trì những thói quen này một cách đều đặn là việc cần phải thực hiện. Tại sao? Bởi lẽ chúng sẽ cho trẻ biết điều gì sẽ diễn ra trong kế hoạch của trẻ, ai sẽ là người mà trẻ cần phải tiếp xúc tại thời điểm đó, v.v. và điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy độc lập hơn, an toàn và tự tin hơn. Việc thiết lập thói quen tốt, nhưng bị gián đoạn sẽ dễ khiến đứa trẻ cảm thấy lạc lối cũng như không an toàn, và dễ cáu kỉnh. 

Ngoài ra, một số block thời gian trong ngày sẽ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ trở nên có trách nhiệm hơn cũng như sẽ giúp bạn có được một khoảng thời gian chất lượng với trẻ: giờ cơm tối, giờ chơi buổi tối hay giờ học tối.

Sau đây là một vài gợi ý mà bạn, với vai trò là ông bố bà mẹ có thể bắt đầu thiết lập cho bé:

  • Ăn sáng đúng giờ và bắt đầu chuẩn bị đến trường
  • Làm bài tập về nhà sau giờ ăn tối 
  • Đọc sách, đánh răng trước giờ đi ngủ. 

Dĩ nhiên, với những bé còn nhỏ, bạn sẽ phải hỗ trợ chúng bằng cách ngồi cùng bé để thiết lập biểu đồ hoặc thời gian biểu, và thậm chí bạn có thể cần phải đưa ra các phần thưởng đặc biệt nếu chúng cam kết thực hiện theo thời gian biểu đề ra. Với các trẻ lớn hơn, khi đã thiết lập được thói quen, bạn chỉ đơn giản cần hỗ trợ chúng bằng việc nhắc chở chúng cam kết với những thói quen này. 

Giúp con có thời gian biểu riêng

Một gợi ý hữu ích khác là bạn có thể cùng con tạo ra 1 quyển lịch, dù đó là lịch tự làm, lịch giấy cũ hay ứng dụng điện thoại. Thêm vào đó, bạn có thể liệt kê ra cùng con các cam kết của bạn (nhớ đánh màu khác nhau để tránh nhầm lẫn nhé) và thêm chúng vào lịch này để bé thấy được rằng bé và bạn đang ở chung 1 nhà, và việc chia sẻ cùng một lịch trình như thế sẽ giúp bé có thêm động lực thực hiện cam kết của chính mình. Quan trọng hơn nữa là, hãy đặt quyển lịch này ở một nơi nào đó mà mọi thành viên trong gia đình có thể thấy nó và xem lại nhé. 

At home kid schedule printable | House Mix
Bạn nên cùng trẻ thiết lập thời gian biểu của riêng mình.

Bên cạnh một quyển lịch sinh hoạt chung, bạn có thể cân nhắc để bé tự xây dựng một lịch trình sinh hoạt của riêng mình. Đây là cơ hội để bé có thể hiểu sâu hơn những gì bé mong muốn cũng như giúp bé hình thành sự độc lập trong cách suy nghĩ và kiểm soát hoạt động của mình.

Đặt thứ tự ưu tiên

Một trong những việc quan trọng nhất là trẻ cần biết cách phân biệt giữa “việc cần làm” và “việc muốn làm”, đồng thời học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên và tự giám sát. Bạn có thể áp dụng phép ẩn dụ về cục đá, sỏi và nước để giải thích cho trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đặt mức độ ưu tiên. Những viên đá là là những nhiệm vụ thiết yếu nhất của trẻ, như việc đến trường, làm bài tập hay giấc ngủ. Những viên sỏi lại là đại diện cho những hoạt động ngoại khoá. Và nước phù hợp để làm đại diện cho những hoạt động trẻ muốn làm: đi chơi với bạn bè

Tiếp theo, bạn có thể sử dụng 1 cái lọ để biểu thị một ngày. Những tảng đá đi vào đầu tiên bởi vì dù muốn hay không, trẻ vẫn phải thực hiện những việc này. Tiếp theo là những viên sỏi và cuối cùng, bình vẫn còn đầy và nước sẽ được đổ cho đến khi gần đầy. Nước đầy bình tương ứng với việc kết thúc 1 ngày. 

Giúp trẻ đo lường – đánh giá thời gian

Để giúp trẻ lập được một lịch trình thực tế, bạn cần phải hiểu rõ mọi việc cũng như thời gian diễn ra của chúng. Bạn có thể cân nhắc cho trẻ một biểu đồ thời gian chia buổi chiều và buổi tối thành những block 15 phút. Sau đó mỗi khoảng thời gian này được chia làm 3 cột: Trẻ dự định làm, Thực tế và Đánh giá. Việc tự đánh giá là một điều cần thiết bởi lẽ nó sẽ giúp trẻ tự nhìn lại cách sử dụng thời gian của mình, qua đó trẻ sẽ tự tối hưu hoá để sử dụng hiệu quả thời gian của chính bản thân.

Thú vị hoá việc quản lý thời gian

Với người lớn, thật khó để nhìn nhận việc quản lý thời gian như là một việc thú vị. Nhưng thực tế thì chúng ta có thể biến việc này trở nên bớt nhàm chán hơn bằng cách biến hoá nó thành một trò chơi để nâng cao năng suất công việc. 

6 Time Management Tips To Help You Do What Matters - Calendar
Đừng cứng nhắc với trẻ quá, thú vị việc quản lý thời gian lên nào.

Với trẻ, bạn có thể cân nhắc ứng dụng Timex Time Machine với các trò chơi tương tác, giáo án và các hoạt động riêng để dạy trẻ hiểu về khái niệm thời gian. Ngoài ra, các hoạt động khác trong gia đình cũng có thể được cân nhắc như bạn có thể cùng với con làm ra 1 chiếc đồng hồ cát và xem nó như một công cụ đếm giờ. 

Ngưng bảo bọc con

Không ông bố bà mẹ nào không muốn bảo vệ và giúp đỡ con mình trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, giúp đỡ không đồng nghĩa với việc bảo bọc và bạn cần phải tạo cơ hội cho bé có bước đi của riêng mình, được sải đôi cánh của chúng. 

Signs & Effects of Overprotective Parenting on Children

Đơn cử một tình huống, bé vừa bắt đầu một năm học mới. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới các hoạt động mới, thói quen mới và môi trường mới. Thay vì cầm tay bé và chỉ từng bước xử lý tình huống, bạn hãy cho bé cơ hội được nói lên những lo lắng của mình và gợi ý những giải pháp cho những lo lắng này.

Còn khi trẻ lớn hơn, hãy giúp trẻ hình thành thói quen của riêng mình và tạo điều kiện để chúng được linh hoạt với lịch trình của mình. Ngoài ra, việc cho phép chúng có được những khoảng thời gian rảnh, tự do của riêng chúng cũng là một điều tốt. Khi đó,  chúng tạo thói quen cho riêng mình và để chúng linh hoạt với lịch trình của mình để chúng có thời gian rảnh.  Khi đó, vai trò của bạn sẽ là huấn luyện và khen thưởng họ thay vì chỉ huy từng phút thời gian của họ.

Tôn trọng việc lên lịch của bé

Thử tượng tượng điều gì xảy ra nếu bạn tự cam kết quá nhiều với một lịch trình dày đặc? Chắc chắn là bạn sẽ luôn cảm thấy bản thân mình luôn phải xách mông lên chạy để có thể hoàn thành mọi việc. Và thực tế thì cái cảm giác bất lực khi càng cố gắng thì càng nhiều việc xuất hiện sẽ khiến bạn kiệt sức. Bạn hoàn toàn không đủ khả năng và thời gian để giải quyết những việc không mong muốn.

Điều này cũng sẽ diễn ra tương tự với trẻ. Trẻ cần khoảng thời gian ngừng hoạt động để tự vui chơi hoặc nghỉ ngơi vào cuối ngày. Đừng can thiệp vaò lịch trình của trẻ, điều đó hoàn toàn không tốt cho trẻ lẫn bản thân bạn đâu. 

Xác định khu vực học tập riêng biệt

Trong thời gian đại dịch Covid đang hoành hành như hiện nay, chắc chắn bạn sẽ có lúc buộc phải làm việc tại nhà và bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc có một không gian làm việc phù hợp. Đây thậm chí có thể được coi như là một ưu tiên hàng đầu khi nói về vấn đề quản lý thời gian. Tại sao? Nó cho phép bạn tạo được không gian làm việc, động lực cũng như giúp bạn ngăn chặn những yếu tốt gây xao nhãng như TV, sự ồn ào của các thành viên trong gia đình. Không khí làm việc mà nó tạo ra cũng sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng được giữa thời gian làm việc và cuộc sống thường nhật. 

 Điều này cũng hoàn toàn tương tự với trẻ. Trẻ cần có một khu vực học tập riêng biệt, yên tĩnh và không bị xao nhãng để dễ dàng tập trung vào bài tập của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dọn dẹp sạch sẽ khu vực này với cách sắp xếp phù hợp cho từng loại đồ: sách, đồ dùng học tập, máy tính v,v. để trẻ hiểu được ý nghĩa của việc gọn gàng trong việc tạo dựng động lực học tập 

Làm gương

Cuối cùng, cách tốt nhất để giúp con bạn nắm bắt tốt hơn về việc quản lý thời gian không gì bằng việc là một tấm gương tốt.  Nhà tâm lý học Eileen Kennedy-Moore giải thích, “Một là một tấm gương không đảm bảo rằng trẻ sẽ làm theo ý chúng ta, nhưng nói với chúng rằng: “Hãy làm theo ý ba mẹ, không phải theo cách ba mẹ làm” sẽ không mang lại hiệu quả”

13 Ways to Be a Good Role Model
Và trên hết, bạn phải làm gương, có thế bé mới học và thực hành điều bạn chỉ được.

Bạn muốn kiểm soát các mục đích của riêng mình, có nghĩa là bạn đang đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, nhưng giữa thực tế và cách suy nghĩ có sự khác biệt thì trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra điều này và liệu chúng có học theo những gì bạn thể hiện? 

Nguồn: Entrepreneur