Steve Jobs và Elon Musk: Thiên tài hay kẻ tàn nhẫn?

Tại sao những CEO như Steve Jobs hay Elon Musk hành xử rất khắc nghiệt với nhân viên? Câu trả lời từ họ mang lại cho chúng ta bài học quản trị vô cùng quý giá từ 2 CEO có tầm nhìn thay đổi thế giới này.

Nguồn: PED30

Chúng ta ai cũng phải thừa nhận rằng rất ít doanh nhân có tác động đế cách thế giới vận hành như Steve Jobs và Elon Musk. Cụ thể hơn, với Apple, Jobs đã tác động lớn đến cách mà mọi người sẽ giao tiếp, làm việc và giải trí không chỉ trong vài năm mà cả các thập kỉ tớn. Trong khi đó, Musk đang dẫn dắt Tesla đi đầu trong ngành công nghiệp ô tô điện, cổ phiếu Tesla tăng trưởng một cách chóng mặt, qua đó gây áp lực đến các nhà sản xuất ô tô truyền thống trong việc bắt kịp đà tăng trưởng này. Trong khi đó, Musk lại đồng thời điều hành một công ty khác với sứ mạng đưa con người đi xa hơn vào vũ trụ.

Tóm gọn điều trên nghe tưởng dễ, nhưng lãnh đạo sự đổi mới này không phải là một việc dễ dàng. Hãy nhìn vào Steve Jobs, người được mệnh danh là rất kiêu ngạo và dễ tự ái khi rất nhiều câu chuyện về cách ông nói chuyện, giao tiếp với ngay cả chính gia đình của mình được kể lại. Khi Walter Isaacson, tiểu sử gia nổi tiếng, hỏi Jobs về những lý do đằng sau những câu chuyện ấy, Jobs chỉ đơn giản trả lời rằng:

Tôi là thế, và bạn không thể kì vọng tôi có lối hành xử không phải là chính mình

Steve Jobs

Trong khi đó, ở Musk cũng dần xuất hiện những câu chuyện tương tự trong những năm gần đây. Một bài viết trên tạp chí Wired đã chia sẻ chi tiết về khuynh hướng sa thải nhân viên ngay lập tức nếu họ không đạt được năng lực đúng như kì vọng của mình. Tesla khi được hỏi về vấn đề này đã trả lời rằng đó chỉ là một tin giật gân, không đán để quan tâm. Tuy nhiên chính Musk cũng thừa nhận rằng mình là một người đặt ra những tiêu chuẩn rất cao và điều đó được thể hiện qua dòng tweet rất nổi tiếng:

Có nhiều nơi thoải mái, dễ dàng để làm việc, nhưng không ai có thể thay đổi thế giới với 40 giờ làm 1 tuần.

Elon Musk

Thật ra khi tìm hiểu kĩ về phong cách lãnh đạo mà Steve Jobs hay Elon Musk theo đuổi, chúng ta sẽ học được rất nhiều bài học khi họ đều có những tiêu chuẩn rất cao và biết cách truyền cảm hứng cho đồng nghiệp của họ để tạo ra những giá trị tuyệt vời. Nói vậy không có nghĩa phong cách lãnh đạo mà hai con người tài năng này theo đuổi là đúng đắn khi nó cũng có những mặt tối liên quan đến trí tuệ cảm xúc: hiểu rõ cảm xúc và quản lý chúng.

Tại sao Jobs và Musk lại rất khắc nghiệt?

Jobs và Musk chia sẻ rất nhiều điểm chung – cả hai đều cực kì đam mê, tâm huyết với công ty họ điều hành, rất giỏi trong việc thấu hiểu người dùng ở mức độ cảm xúc. Tuy nhiên, họ cũng khác nhau ở rất nhiều điểm.

Trước tiên với Steve Jobs, ông luôn tuyên bố mình là người thiếu sự tự chủ. Tuy nhiên Isaacson, người đã dành vô số giờ với Jobs trong quá trình viếc tác phẩm nổi tiếng của mình và cũng đã phỏng vấn hàng trăm người là bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay đối thủ của cố CEO Apple. Isaacson khẳng định rằng khi Jobs làm tổn thương người khác, ông không phải là thiếu đi mặt nhận thức về cảm xúc. Trái lại, ông hiểu rõ được cảm xúc của đối phương, có thể khích họ, vỗ về hay làm tổn thương họ theo ý muốn. Nói cách khác, Steve Jobs rất giỏi trong việc đọc cảm xúc người khác và thao túng nó, để đạt được mục tiêu của mình.

Apple hôm nay có nền tảng rất tốt nhờ Steve Jobs

Thế còn Elon Musk? Nếu bạn xem vô số giờ phỏng vấn với Musk và nhân viên của Musk, bạn có thể nhận ra hai điều nổi bật. Đầu tiên, Musk được thúc đẩy bởi mong muốn đạt được những điều lớn lao. Từ việc truyền cảm hứng cho thế giới trong việc thay đổi cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay từ việc tìm cách đi xa nhất có thể vào không gian cho đến nỗ lực tìm cách hợp nhất trí tuệ nhân tạo cùng trí thông minh của con người. Musk tim ra được ý nghĩa lớn lao khi nỗ lực thúc đẩy loại người tiến lên phía trước.

Thứ hai, Musk cố gắng giải quyết mọi vấn đề trước hết bằng cách sử dụng logic, sau đó mới đến cảm xúc. Điều đó không có nghĩa là Musk miễn nhiễm với việc trở nên đầy cảm xúc. Sự thật đã chứng minh điều này rất nhiều lần. Tuy nhiên, có vẻ như Musk luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình để đưa ra quyết định vì lợi ích của các công ty của mình. Nếu đó là quá trình ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty? Hãy thay đổi nó. Nếu một nhân viên làm việc ít hơn tiêu chuẩn đặt ra? Sa thải họ là lựa chọn duy nhất.

Trong khi đó, Tesla hay Space X là đứa con tinh thần của Musk

Cách tiếp cận này thật sự rất khắc nghiệt và nó dễ dàng khiến một số nhân viên cảm thấy rằng Musk không có cảm xúc hay không quan tâm – rằng Musk là một CEO vô tâm, người sẵn sàng cắt giảm những nhân viên chăm chỉ vì một sai lầm không đáng có.

Tuy nhiên, nếu bạn đứng ở góc nhìn của chủ doanh nghiệp, điều đó là rất đúng. Thật ra, những nhân viên cũ của Tesla đều khẳng định rằng Elon rất quan tâm, thậm chí sâu sắc, đến những người làm việc tại công ty. Và thật ra, đôi lúc cảm thấy không thoải mái và không vui, nhưng Musk buộc phải sai thải những người không đạt chất lượng khi họ có thể đẩy công ty, đứa con tinh thầnh của ông, vào những nguy cơ tiềm ẩn không đáng có.

Nhìn bề ngoài, cả hai phong cách quản lý của Musk và Jobs dường như đều có hiệu quả rất tốt. Jobs với việc trở lại đã tìm cách biến Apple trở thành một trong những công ty giá trị nhất hành tinh. Tesla ở thời điểm này đang trở thành nhà sản xuất oto hàng đầu thế giới trong hoàn cảnh Musk đồng thời quản lý cả Tesla lẫn SpaceX. Thế nhưng, điều này không có nghĩa đây là một lựa chọn đúng đắn và chúng ta có thể đặt ra một vài bài học để nhận ra bài học lãnh đạo cho các nhà quản lý.

Trước hết, Tesla đang hoạt động tốt và điều này đến từ sự chăm chỉ và trí tuệ thiên tài của Elon Musk. Tuy nhiên, hiệu suất của Tesla có bền vững không? Ngay cả những nhân viên trung thành nhất của Musk cũng thừa nhận rằng họ thật khó để theo kịp vị CEO tràn đầy năng lược của họ mà không bị kiệt sức. Và dữ liệu cho thấy tỷ lệ nghỉ việc tại Tesla, nhất là với các vị trí cấp cao báo cáo trực tiếp cho Elon Musk, là rất lớn.

Tiếp theo, điều gì sẽ xảy ra nếu Musk có thể đưa sự tin tưởng và cân bằng hơn vào văn hóa của Tesla? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông có thể khuyến khích những bộ óc lớn này ở lại lâu hơn, cho phép họ – cùng với ông – học hỏi và phát triển?

Trong khi đó, để đưa Apple lên đỉnh cao, Jobs đã làm tổn thương rất nhiều mối quan hệ trong chuyến hành trình đó. Điều đó liệu có xứng đáng? Liệu Jobs sẽ thay đổi cách thực hiện nếu ông có thể quay ngược thời gian?

Phong cách lãnh đạo khắc nghiệt không xấu, nhưng đi kèm nó là mặt tối với tên gọi: Tàn Nhẫn

Chúng ta hoàn toàn không được phép nghi ngờ về sự sáng tạo, trí tuệ của Musk hay Jobs và sự thật là nếu không có những thành tựu của họ, thế giới này có lẽ đã rất khác biệt. Nhưng khi nhìn vào chuyến hành trình mà họ đã và đang đi qua, sẽ có rất nhiều thứ cần phải điều chỉnh, hay làm khác đi để mang lại ý nghĩa lớn hơn với các mối quan hệ. Một nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm tại Havard đã chỉ ra rằng mối quan hệ tốt – với gia đình, bạn bè và người thân yêu khác – sẽ dẫn tới một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc hơn. Cuộc sống càng khoẻ mạnh, hạnh phúc, liệu bạn sẽ có cơ hội để làm được nhiều việc quan trọng hơn, trong một khoảng thời gian dài hơn?

Warren Buffett đã từng nói về sự hạnh phúc bằng cách này:

Tôi biết rất nhiều người có nhiều tiền và họ có những bữa ăn sang trọng, có bệnh viện đặt theo tên của mình. Nhưng sự thật là không ai yêu họ cả. Nếu bạn ở độ tuổi của tôi và không ai nghĩ tốt về bạn, và tôi cũng không quan tâm tài khoản ngân hàng của bạn có bao nhiêu tiền, cuộc sống của bạn thật sự là địa ngục.

Warren Buffett

Vì vậy, với tự cách là một người lãnh đạo, bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên, bạn có thể tự hỏi:

  • Mối quan hệ của tôi với người khác như thế nào?
  • Mối quan hệ của họ với tôi thì sao?
  • Và tôi đang xây dựng di sản gì?

Bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ ảnh hưởng lớn đến phong cách quản lý của riêng bạn. Bởi vì trước khi bạn cố gắng thay đổi thế giới, bạn phải chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng

Nguồn: Inc