Kĩ năng – Tiền tệ cho tương lai

Bài viết này là một góc nhìn về việc đánh giá một nhân viên/ứng viên dựa trên kĩ năng hay tấm bằng đại học họ có được.

Kĩ năng và Tấm bằng – Điều nào quan trọng hơn?

Trong suốt một thời gian dài, việc có được một tấm bằng đại học là sự thừa nhận chắc chắn về năng lực, kĩ năng, kiến thức và quyết tâm của mỗi cá nhân. Thế nhưng, có một điều mà chúng ta cần thừa nhận là ở thời điểm này, việc có được một tấm bằng đại học không còn là một lối đi độc quyền để có được ưu thế cơ hội. Nói thế không phủ nhận được vai trò của việc có được tắm bằng nhưng sự thật thì ở mặt tối, nó như rào cản khiến rất nhiều người khó có cơ hội kiếm được công việc mà họ đủ khả năng làm nhưng lại không có tời giấy xác nhận tốt nghiệp đại học. Một nghiên cứu của Havard Business School vào năm 2017 chỉ ra rằng 61% chủ doanh nghiệp và nhân sự đồng ý rằng họ từ chối rất nhiều ứng viên có kĩ năng và kinh nghiệm đủ để thành công trong các công việc trình độ trung cấp trở lên vì họ không đạt được yêu cầu tối thiểu về việc có tấm bằng đại học. Đậy là một sự phí phạm lớn về tài năng.

Hiện nay, có một số lượng ngày càng tăng các công việc sẽ không kiếm được các ứng viên phù hợp bởi vì cách tuyển dụng hiện tại của chúng ta không tìm được các ứng viên đủ điều kiện. Về cơ bản, bằng cấp là một tấm vé xác nhận khả năng và năng lực học tập của mỗi cá nhân, nhưng chúng không phải là tiêu chí duy nhất. Hơn nữa, khi công nghệ ngày một tiến bộ, khả năng đánh giá các ứng viên sẽ chính xác hơn và việc hiểu được những kĩ năng mà họ sở hữu trở nên dễ dàng hơn. Điều này thật sự có ý nghĩa bởi lẽ nó đưa ra sự minh bạch, giải phóng tiềm năng mỗi người và qua đó nâng tầm chất lượng lược lượng lao động.

Hành trình trau dồi kĩ năng

Trong hệ thống hiện tại của chúng ta, các trường đại học đóng nhiều vai trò: nâng cao và truyền tải kiến thức, đánh giá việc học và liên kết với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Tuy nhiên, mỗi ứng viên tiềm năng đều là những cá nhân có khởi điểm khác nhau với các kĩ năng họ học được trong suốt quá trình học tập, làm việc, cuộc sống. Và đặc biệt là việc học hỏi và trau dồi kĩ năng là một quá trình xảy ra suốt cuộc đời. Điều này không chỉ đúng với các ứng viên không có bằng đại học, chưa tốt nghiệp mà cả với những người có tấm bằng đại học trong tay.

Phải chăng đã đến lúc ta nên nhìn việc học, trau dồi kĩ năng là một hành trình trọn đời?

Chính vì thế, việc nhìn nhận kĩ năng và đánh giá nó như một quá trình dài, khác biệt với quá trình học hỏi tại đại học, sẽ thay đổi cách định vị mỗi cá nhân cũng như thể hiện tốt hơn những kĩ năng mà họ tích luỹ được trong suốt hành trình học, tích luỹ của họ. Cũng chính cách nhìn này sẽ đưa những nhà tuyển dụng ra khỏi góc nhìn quản lý nhân lực truyền thống mà đưa tới góc nhìn tiềm năng của con người, khai phá tiền năng đó để mang lại lợi ích do doanh nghiệp.

Khai phá tiềm năng của lực lượng lao động

Về cơ bản, mục tiêu mà các nhà tuyển dụng cuối cùng đang tìm kiếm là những nhân viên với kỹ năng có thể thúc sự phát triển của tổ chức. Vì thế, họ sẽ đánh giá hai người có trình độ kĩ năng như nhau là cùng mức độ giá trị mang lại. Tuy nhiên, đây không hẳn là một cách thực hiện đúng. Thay vào đó, việc đặt trọng tâm vào yếu tố học hỏi: học từ trường đại học, học từ cuộc sống và học trong quá trình làm việc, là yếu tố nên được ưu tiên. Và việc mỗi cá nhân có thể học những kĩ năng đó, trau dồi trong một hoàn cảnh cụ thể là yếu tố được coi trọng hơn hẳn.

Ngoài ra, việc chỉ đánh giá một người qua bằng cấp – bước khởi điểm của việc xác định người đó có thể có kĩ năng – thay vì kĩ năng thật sự là vô nghĩa và có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, qua đó ảnh hưởng những người học đại học cũng như những người học tại những trường kém chất lượng. Rất nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận rằng họ tuyển dụng những sinh viên tại những trường chất lượng cao nhiều hơn trường bình thường, nhưng những nhân viên này không đảm bảo mang lại giá trị tương ứng với bằng cấp mà họ có được.

Vì thế, một khi các nhà tuyển dụng biết cách nhận ra các kĩ năng của ứng viên một cách tốt hơn, họ sẽ có được vị thế tốt hơn rất nhiều so với các đối thủ chỉ chăm chăm về bằng cấp. Tài năng, sự đa dạng trong lực lượng lao động là những tứ các doanh nghiệp này có được, qua đó có thể giải phóng tiềm năng thật sự của những nhân viên và mang lại giá trị rất lớn. Nhà tuyển dụng không nên quên điều này: US Chamber of Commerce xác định rằng 78% người sử dụng lao động tin rằng họ sẽ cần thay đổi cách tuyển dụng để phản ánh các kỹ năng họ tìm kiếm tốt hơn. Thêm vào đó, chính quyền tổng thống Donald Trump đã có một bước tiến đáng kể trong việc định hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng bằng cách ban hành luật yêu cầu các cơ quan liên bang xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và tuyển dụng dựa trên các kỹ năng mà ứng viên có được. Và thông qua hoạt động của Hội đồng tư vấn chính sách lực lượng lao động Mỹ, do Ivanka Trump và Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross quản lý, nhiều nhà tuyển dụng lớn nhất ở Mỹ đang hợp tác để chuyển trọng tâm tuyển dụng tập trung vào các kỹ năng, thay vì tấm bằng đại học.

Định kiến trong tuyển dụng cần bị loại bỏ

Định kiến có ảnh hưởng lớn tới việc tuyển dụng

Quá trình tuyển dụng và thăng tiến thường là định tính, và điều này không thể tránh khỏi các định kiến, sự thiên vị mà ngay cả những doanh nghiệp tốt nhất cũng khó khăn để vượt qua. Các quy trình tuyển dụng hiện tại mang tính chủ quan, qua đó không làm nổi bật các ứng cử viên tốt nhất và các định kiến tự nhiên đóng vai trò lớn trong việc gây ra vấn đề này. Một nghiên cứu từ Trường Quản lý Kellogg cho thấy rằng yếu tố chính của việc nhận ra thế mạnh của ứng viên là sự tương đồng với người phỏng vấn. Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hồ sơ được “đẹp hoá” có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả tuyển dụng.

Trong khi đó, các kỹ năng có vai trò khách quan hơn nhiều so với sự cảm nhận chủ quan rằng ứng viên sẽ phù hợp hay các bài kiểm tra tính cách, v.v. Một quy trình tuyển dụng dựa trên kĩ năng có thể làm giảm sự chênh lệch trong kết quả tuyển dụng và cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ tốt hơn để hiểu vai trò của định kiến trong việc tìm kiếm các ứng viên tài năng. Rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang đánh giá dựa trên kỹ năng và điều này đã san bằng đáng kể sân chơi – người có kĩ năng tốt nhưng không có bằng đại học hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh với những người có được tấm bằng.

Tương lai với kĩ năng là tiền tệ chính

Kĩ năng là tương lai của chính bạn và doanh nghiệp

Việc khai phá một thị trường lao động dựa trên kỹ năng sẽ mang lại lợi ích to lớn: các cá nhân sẽ có nhiều cơ hội hơn để nói rõ khả năng và tiềm năng của họ cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có được sự lựa chọn lao động đa dạng phong phú hơn, hiểu rõ được những lợi ích khi đầu tư vào những cá nhân có kĩ năng tốt. Và hiển nhiên là nó sẽ giảm thiểu sự thiên vị chủ quan trong thị trường lao động bằng cách tập trung các quy trình tuyển dụng và thăng tiến vào các tiêu chí khách quan và công bằng hơn. Một thị trường lao động có kỹ năng nghe có vẻ chỉ có thể xảy ra trong tương lai tương lai, nhưng bây giờ là thời điểm tốt nhất để bước vào tương lai đó.

Nguồn: Forbes