Trong kỉ nguyên số với dữ liệu dần trở thành một tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, liệu tầm nhìn còn có vai trò quan trọng như nó vốn có trước đây?

Doanh nghiệp của bạn mang lại giá trị gì cho khách hàng?
Câu hỏi trên tưởng như là một câu hỏi đơn giản, nhưng có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi một số lượng rất đông các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi này. Bởi lẽ việc xác định đối tượng khách hàng, và cụ thể hơn là nhu cầu của họ và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, khó hơn rất nhiều so với bạn nhận định, đặc biệt là khi bạn chỉ mới khởi nghiệp và có rất ít dữ liệu về khách hàng của bạn.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì con người sau tất cả không phải là vấn đề logic cần giải quyết. Chúng ta dễ đưa ra quyết định sai lầm, khó đoán và phi lý. Thật sự thì, ý tưởng về yếu tố lý tính trong kinh doanh là một trong những phép nguỵ biện sai lầm nhất; vì thế, việc có được sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng linh hoạt là đặc điều khởi đầu quan trọng, cũng tương tự như khả năng phân tích dữ liệu
Sam O’Connor và Adam Goodall, đồng sáng lập của doanh nghiệp kế toán Coconut vào tháng 01/2018 đã chia sẻ rằng việc kể lại một câu chuyện bằng dữ liệu là cách nhanh nhất để giết chết tầm nhìn của bạn. Điều mà một công ty khởi nghiệp nên làm là họ có thể chần chừ một chút để tìm ra giá trị cốt lõi, điều có thể tạo ra sự tăng trưởng theo cấp số nhân của doanh nghiệp. Và những hiểu biết sâu sắc đó sẽ không được thể hiện từ dữ liệu mà qua tầm nhìn về cách thế giới sẽ trở thành trong tương lai.
Raj Koneru, giám đốc điều hành công nghệ của Kore.ai, hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của dữ liệu nhưng chính anh trước hết là một người ủng hộ tuyệt đối của việc lắng nghe bản năng. Anh chia sẻ rằng bản thân mình mường tượng mọi thứ dựa trên kinh nghiệm, phản hồi của khách hàng, tầm nhìn xa và kết quả nghiên cứu thị trường. Kiến thức, dữ liệu của quá khứ, hiện tại và tương lai giúp Raj connect the dot và xây dựng một tầm nhìn lớn hơn để định hướng doanh nghiệp một cách phù hợp. Dù bản thân doanh nghiệp mà anh vận hành đã thu thập một lượng dữ liệu đủ lớn, anh vẫn nhận ra rằng dữ liệu đó không đủ để thay đổi cách anh suy nghĩ về một ý tưởng mới đầy hứng khởi.
Chính những chia sẻ trên đã chỉ ra được rằng việc có được tầm nhìn dựa trên bản năng, cùng sự đồng cảm, vốn là khía cạnh cốt yếu của con người, có thể là yếu tố then chốt để đưa ra quyết định. Điều này nghe tưởng như vô lý trong một môi trường kinh doanh đang dần bị ám ảnh bởi dữ liệu: làm sao để tối ưu hoá hiệu suất, trấn an nhà đầu tư nhưng tầm nhìn và dữ liệu không thể thiếu lẫn nhau. Tầm nhìn cần dữ liệu và ngược lại để bức tranh của doanh nghiệp trở nên hoàn thiện.

Với góc nhìn này, dễ hiểu lý do tại sao các đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần phải bao quát cả hai kỹ năng: quản lý dữ liệu lẫn vạch ra tầm nhìn. Điều này là cực kì hiếm gặp trong thế giới doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn có thể tìm được sự cân bằng giữa hai kĩ năng nay thì chúc mừng bạn, có lẽ bạn đang bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình với những bước đi vững chắc và ngọt ngào nhất. Nhưng khó khăn sẽ không dừng lại ở đó nếu bạn muốn tiếp tục lãnh đạo một doanh nghiệp bền vững, phát triển mà không sa lầy vào lối tư duy cố định với một tầm nhìn duy nhất cùng lượng dữ liêu không mang lại giá trị nào. Đây thật sự là một thử thách khi doanh nghiệp lớn mạnh, văn hoá phát triển cùng áp lực từ nhà đầu tư với mong muốn đạt được lợi nhuận ngắn hạn, việc đảm bảo doanh nghiệp tiến lên với định hướng đúng đắn là một cuộc chiến cam go. Bên cạnh đó, việc minh bạch ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng khiến việc bẻ cong sự thật từ các tín hiệu xấu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Việc này là một minh chứng cụ thể cho vai trò như một kim chỉ nam của dữ liệu trên con đường tìm ra hướng đi/mục đích.
Thông tin cùng dữ liệu là công cụ cho phép bạn đánh dấu con đường tìm kiếm ý nghĩa mà doanh nghiệp bạn theo đuổi
Forbes
Và vì thế, việc tìm ra được một CEO quản lý doanh nghiệp với khả năng sử dụng dữ liệu như một công cụ để lan toả và làm lớn mạnh tầm nhìn của doanh nghiệp là một việc quan trọng cho mỗi doanh nghiệp tại thời điẻm này. Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp cần 1 nhà khoa học dữ liệu hay một chuyên viên phân tích. Việc cần thiết là phải phát triển và sử dụng kĩ năng ứng dụng dữ liệu mà doanh nghiệp bạn có, biến đổi và làm nó trở nên có giá trị với người dùng nhằm tạo ra sự nhất quán trong doanh nghiệp, như cách mà bài viết sau đã đề cập.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra ở đây là làm cách nào để chuyển đổi tầm nhìn kết hợp dữ liệu thành một thông điệp có ý nghĩa. Bạn có thể xem xét cách thức mà Jeff Bezos sử dụng với một bản ghi chút dài 4 trang với nội dung chính liên quan tới những mục tiêu mà Amazon phải đạt được trong 2 tháng tiếp theo. Việc viết ra được một bản ghi chú như thế sẽ là cách tốt nhất để bạn, với tư cách là lãnh đạo doanh nghiệp, chuyển tải ý tưởng và tầm nhìn của mình. Hơn nữa, bản ghi chú sẽ là một cách rõ ràng nhất diễn tả kì vọng mà mọi người, từ quản lý cấp cao đến toàn bộ các nhân viên tại phòng ban cần cam kết đạt được trong khoảng thời gian đó.
Ý tưởng nói trên nghe tưởng chừng vô lý, nhất là trong một thế giới mà các câu khẩu hiệu, biểu ngữ mang tính kêu gọi, mạnh mẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cách làm này, như đề cập ở trên, là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn có thể vẽ ra tầm nhìn của mình, kết với với dữ liệu để khiến con đường đạt được tầm nhìn ấy trở nên sáng sủa hơn bao giờ hết.
Nguồn: Forbes